Tổng quát về bệnh thiếu máu não: Nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng ngừa

07:59 Ngày 29/07/2020
Thiếu máu não là căn bệnh phổ biến ở Việt Nam. Bệnh khiến tuần hoàn máu lên não giảm rõ rệt, làm tăng nguy cơ đột quỵ bất ngờ. Bài viết cung cấp những thông tin cơ bản về bệnh thiếu máu não cho bạn tham khảo.

Thiếu máu não là gì?

Thiếu máu não là căn bệnh suy giảm tuần hoàn máu lên não. Điều này dẫn đến não không nhận được oxy và dưỡng chất, dẫn tới suy giảm nhanh chóng các chức năng của não bộ.

Thiếu máu não khiến hệ thần kinh trung ương bị ảnh hưởng rõ rệt. Bệnh không chỉ khiến người mắc bị rối loạn giấc ngủ, giảm trí nhớ mà còn làm tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu não bất ngờ.

thieu-mau-nao-1

Khái quát về bệnh thiếu máu não

Thống kê cho thấy khoảng 80% dân số Việt Nam thường xuyên gặp phải triệu chứng của thiếu máu não. Đây là căn bệnh không thể coi thường.

 Dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu máu não là gì?

Thiếu máu não thường có các triệu chứng điển hình như sau:

- Đau đầu: Tình trạng đau có thể kéo dài, đau chủ yếu ở vùng đỉnh đầu, mức độ cơn đau sẽ gia tăng khi bạn vận động cơ thể hoặc suy nghĩ quá độ.

- Chóng mặt: Chóng mặt, hoa mắt, làm bạn khó giữ thăng bằng cơ thể.

- Giảm thị lực: Khả năng nhìn kém.

- Giảm thính lực: Nghe rất kém, ù tai, không nghe rõ.

- Tê bì, đau nhức chân tay: Gặp khó khăn trong vận động cơ thể.

thieu-mau-nao-2

Dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu máu não

Những triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với rất nhiều căn bệnh khác nên tốt nhất bạn hãy đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn cụ thể.

Nguyên nhân nào gây thiếu máu não?

Nguyên nhân gây thiếu máu não chủ yếu là do các bệnh lý như:

- Bệnh xơ vữa động mạch khiến máu nên não kém.

- Thoái hóa đốt sống cổ, chấn thương cột sống.

- Co mạch máu.

- Huyết áp cao.

- Người bệnh mắc đái tháo đường lâu năm thường có biến chứng nguy hiểm liên quan đến mạch máu.

- Người béo phì, thừa cân khiến máu nhiễm mỡ, tuần hoàn máu kém.

- Rối loạn mỡ máu.

- Các bệnh lý về tim mạch cũng khiến tốc độ luân chuyển máu lên não rất kém.

Ngoài ra bệnh thiếu máu não còn gia tăng ở những đối tượng sử dụng rượu bia, chất kích thích trong thời gian dài, người không vận động, chế độ ăn nhiều dầu mỡ, người có thói quen ngủ hay gối cao đầu khiến máu di chuyển kém, người thường xuyên làm việc với máy tính….

Như vậy có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu não. Nếu bạn nhận thấy các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, đau đầu tốt nhất nên đi khám để được tư vấn điều trị sớm.

 Phòng ngừa bệnh thiếu máu não như thế nào?

Muốn phòng ngừa bệnh thiếu máu não bạn cần chú ý thay đổi một vài thói quen như sau:

- Thiết lập chế độ dinh dưỡng: Bạn nên bổ sung các chất giúp sản sinh máu tốt hơn như: vitamin C có trong các loại quả, chất đạm, sắt, vitamin B12, thực phẩm giàu Omega 3 hoặc giàu polyphenols như đậu, hạt, trà, ca cao...

- Hạn chế tối đa ăn các loại đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn.

- Thường xuyên tập thể dục thể thao.

- Không làm việc lao lực quá sức.

- Thường xuyên khám sức khỏe định kì để nhận biết sớm các bệnh lý.

Xem thêm: Tại sao mất ngủ kéo dài gây đau đầu?

Dưỡng tâm minh – Tăng cường tuần hoàn máu não từ thảo dược tự nhiên

Thiếu máu não khiến bạn luôn cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, khó ngủ? Bạn hãy sử dụng sản phẩm Dưỡng tâm minh chiết xuất 100% từ thảo dược tự nhiên lành tính của Y học cổ truyền để giảm nhanh các triệu chứng này.

thieu-mau-nao-3

Dưỡng tâm minh tăng cường máu nên não từ thảo dược tự nhiên

Dưỡng tâm minh được bào chế từ các dược liệu, đem lại công dụng cụ thể như sau:

  • Xuyên khung, Bạch chỉ: Các thảo dược giúp hoạt huyết, tăng cường bồi bổ máu huyết, tăng lưu thông máu lên não.
  • Táo nhân, Thục địa, Bạch thược: Dược liệu quý giúp bổ huyết, bổ thận âm, nuôi dưỡng não tủy, giảm nhanh các triệu chứng chóng mặt, ù tai.
  • Ngải tượng, Lạc tiên, Lá vông: Top thảo dược hàng đầu trong điều trị mất ngủ của Đông y, giúp bệnh nhân ngủ ngon, giảm căng thẳng thần kinh, suy nhược cơ thể.

Sản phẩm Dưỡng tâm minh được bào chế dưới dạng viên nang mềm rất tiện lợi cho người dùng. Sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép, kiểm duyệt về chất lượng nên bạn có thể yên tâm sử dụng hàng ngày mà không lo về tác dụng phụ.

 

Tags: Bệnh đau đầu , Nguyên nhân gây đau đầu , Điều trị bệnh đau đầu
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI