Bệnh lý rối loạn nhịp điệu sinh học ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ như thế nào?

04:43 Ngày 10/12/2021
Trong xã hội hiện đại, bệnh lý rối loạn nhịp điệu sinh học ngày càng phổ biến. Nhất là khi áp lực công việc, giờ giấc làm việc của bạn bị thay đổi càng khiến rối loạn sinh học nặng nề hơn. Đây cũng là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi.

Bài viết liên quan: 

Điều trị mất ngủ theo quan điểm của Y học cổ truyền

Mất ngủ có nên uống hoạt huyết dưỡng não không?

Ăn gì để ngủ ngon? Đừng quên 10 nhóm thực phẩm hỗ trợ ngủ ngon ngủ sâu giấc này

Nguyên nhân gây bệnh lý rối loạn nhịp sinh học

Rối loạn nhịp sinh học hiểu đơn giản là những bất thường trong giờ giấc ngủ - thức và chu kì sáng – tối. Bệnh nhân thường có biểu hiện mất ngủ ban đêm hoặc buồn ngủ quá mức vào ban ngày, hoặc cả hai. Nhịp thức – ngủ của cơ thể bị bất đồng với nhịp sáng – tối của môi trường bên ngoài.

Nguyên nhân gây bệnh thường do các yếu tố:

- Do hội chứng trì hoãn giấc ngủ.

- Do các yếu tố bên ngoài tác động như làm việc ca đêm, sinh sống ở vùng lệch múi giờ, nhiệt độ, thời tiết… dẫn đến mất đồng bộ giữa cơ thể và đồng hồ sinh học.

- Người bệnh lạm dụng rượu, bia, thuốc ngủ….

Người mắc rối loạn nhịp sinh học không chỉ có các biểu hiện bất thường về giấc ngủ mà còn luôn cảm thấy khó chịu, tâm lý bực bội, trầm cảm, buồn nôn…. Các triệu chứng này có thể thuyên giảm trong vài ngày nhưng cũng có khi kéo dài vài tháng, nhất là đối với người cao tuổi.

Bệnh lý rối loạn nhịp điệu sinh học

Rối loạn giấc ngủ gây nhiều bệnh lý 

Phân loại rối loạn nhịp điệu sinh học

- Rối loạn giấc ngủ sinh học do lệch múi giờ:

Hội chứng này có thể do di chuyển nhanh qua 2 múi giờ khác nhau. Nghiên cứu chỉ ra rằng bạn đi du lịch theo hướng Đông sẽ thúc đẩy chu kì ngủ, dẫn đến triệu chứng nghiêm trọng hơn so với đi du lịch bên phía Tây.

Bí quyết là bạn nên tập thay đổi lịch thức – ngủ phù hợp với địa điểm mới, tối đa hóa tiếp xúc với ánh sáng ban ngày vào buổi sáng và bóng tối trước khi đi ngủ.

- Rối loạn giấc ngủ khi làm việc ca kíp:

Triệu chứng rối loạn thường gắn liền với mức độ thay đổi ca làm việc, số đêm làm việc, thời gian làm việc đêm, tần suất làm việc trong ngày…. Nếu công việc ca cố định làm việc liên tục vào ban đêm hoặc làm cả đêm thường giảm các triệu chứng nhiều hơn. Tuy nhiên, đa phần bệnh nhân đều có chất lượng kém và thời gian ngủ ban ngày ít hơn để tham gia các hoạt động với gia đình và xã hội.

Lời khuyên cho bạn là hãy cố gắng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, ánh sáng điện vào ban đêm để tỉnh táo, nhưng khi ngủ nên ngủ hoàn toàn trong bóng tối và yên tĩnh. Khi ngủ ban ngày bạn nên đeo kính mát hoặc mặt nạ ngủ để dễ ngủ hơn.

- Rối loạn nhịp điệu sinh học do giai đoạn ngủ thay đổi:

Thông thường bệnh nhân có chất lượng giấc ngủ bình thường nhưng chu kì sinh học không đồng bộ với thời gian thức hoặc ngủ cần thiết. Người bệnh thường thức giấc muộn hoặc sớm hơn người khỏe mạnh.

- Hội chứng giai đoạn ngủ bị trì hoãn:

Người bệnh thường xuyên ngủ muộn nhưng dậy muộn. Đa phần bệnh nhân ở độ tuổi vị thành niên. Nếu họ thức dậy sớm hơn để đi học, đi làm thường gây triệu chứng buồn ngủ quá mức vào ban ngày. Bệnh nhân chia sẻ rằng họ không thể cố gắng ngủ sớm hơn được.

Bác sĩ khuyên rằng người bệnh nên thay đổi nhịp sinh học bằng ngủ sớm hơn 1 – 3 giờ/ ngày cho đến khi đạt giờ thức – ngủ đúng như mong đợi.

Bệnh lý rối loạn nhịp điệu sinh học

Ngủ muộn khiến bạn thức dậy trong uể oải

- Hội chứng giai đoạn ngủ nhanh:

Người mắc hội chứng này thường đi ngủ sớm và dậy sớm. Đa phần bệnh nhân là người cao tuổi.

- Hội chứng ngủ-thức không 24 giờ: 

Bệnh nhân mắc hội chứng này rất ít gặp do nhịp độ thức – ngủ tự do, nhưng chu kì sinh học thường kéo dài hơn 24 giờ, dẫn đến việc thức dậy thường bị trì hoãn 1-2 giờ.

Chẩn đoán và điều trị rối loạn nhịp điệu sinh học

Bác sĩ khuyên bạn nên theo dõi giờ làm việc, nhật ký giấc ngủ và các triệu chứng bất thường gặp phải khi đi ngủ để chẩn đoán chính xác mức độ và phân loại rối loạn sinh học.

Việc điều trị cần đảm bảo các yếu tố:

- Thay đổi thói quen sống: Phương pháp này khuyến khích bạn nên áp dụng hàng ngày để cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ví dụ: bạn nên ngủ trưa ít hoặc không ngủ trưa để đảm bảo ngủ đủ buổi tối, nên thường xuyên tập thể dục, không uống rượu, bia, caffein….

- Biện pháp ánh sáng: Ứng dụng ánh sáng chói để trì hoãn giấc ngủ. Biện pháp này cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa về giấc ngủ để phù hợp với chu kì sáng – tối của Trái Đất. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh tiếp xúc với ánh sáng nhiều vào buổi tối bằng cách không dùng đèn ngủ, không sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ.

- Phương pháp dùng thuốc: Bác sĩ có thể kê cho bạn thuốc melatonin, caffein, thuốc giúp tỉnh táo như: modafinil – Provigil để trì hoãn giấc ngủ vào ban ngày.  

- Liệu pháp Chronotherapy: Bạn nên trì hoãn hoặc tăng dần thời gian ngủ từ 2-3 giờ mỗi ngày, tùy thuộc vào mức độ bệnh. Phương pháp này cần phải kiên trì, có sự theo dõi của chuyên gia để đạt được lịch trình thức – ngủ đều đặn hàng ngày.

Rối loạn giấc ngủ sinh học khiến bạn mệt mỏi, khó chịu, cáu gắt, trầm cảm…. Hãy theo dõi các triệu chứng để điều trị kịp thời, tránh để lâu dài ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng công việc và cuộc sống.

 

Tags: Bệnh mất ngủ , Điều trị bệnh mất ngủ
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI