Chữa mất ngủ sau sinh: 8 cách siêu dễ siêu hiệu quả
Chứng mất ngủ sau sinh là gì?
Mất ngủ sau sinh căn bệnh thường gặp ở nữ giới. Ngay từ khi mang thai chị em đã khó được ngủ ngon. Do những tác động của thai nhi càng lớn càng ảnh hưởng đến hệ xương sống, gây chèn ép bàng quang khiến bạn phải đi tiểu nhiều trong đêm, khó thở, khó ngủ. Nghiên cứu khoa học cho thấy sau sinh chị em thường chỉ ngủ trung bình khoảng 6 tiếng/ ngày, thậm chí còn ít hơn nếu phải thức đêm chăm con.
Mất ngủ sau sinh - Nỗi lo của nhiều chị em
Mất ngủ sau sinh là khi bạn muốn ngủ nhưng khó vào giấc ngay cả khi bé đã ngủ. Bạn gặp phải những rắc rối liên quan đến giấc ngủ như: ngủ chập chờn, ngủ nông, dễ tỉnh giấc đột ngột rồi không thể ngủ tiếp. Tất cả những tác động khiến giấc ngủ của bạn không sâu, ngủ không đủ và thức dậy trong mệt mỏi lâu ngày sẽ trở thành bệnh lý mất ngủ mãn tính.
Mất ngủ sau sinh có nguy hiểm không?
Chứng mất ngủ sau sinh rất phổ biến nên thường bị chủ quan. Thực tế giấc ngủ có tầm quan trọng hơn so với bạn tưởng. Trong khi ngủ cơ thể bạn sẽ có cơ chế sinh học phục hồi những tổn thương ở mô cơ, ở da và thực hiện chức năng đào thải các độc tố ra ngoài. Phụ nữ sau sinh vốn được ví như “con cua lột vỏ” nghĩa là rất yếu càng cần có giấc ngủ ngon để cơ thể nhanh chóng phục hồi sau cơn vượt cạn.
Mất ngủ sau sinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chị em. Mặc dù chúng không gây ra hiện tượng đột tử ngay lập tức, nhưng về lâu dài sẽ khiến ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh, nguy cơ béo phì, thừa cân, tiểu đường, bệnh huyết áp, tim mạch…
Tác hại của mất ngủ sau sinh
Tác hại của mất ngủ sau sinh là một quá trình nguy hại đến cơ thể và não bộ. Thức dậy trong mệt mỏi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và công việc của bạn. Khuyến cáo của bác sĩ là bạn nên tìm ra nguyên nhân của mất ngủ để có hướng điều trị kịp thời.
Nguyên nhân của mất ngủ sau sinh là do đâu?
1. Thay đổi nội tiết tố
Mất ngủ sau sinh một phần do nội tiết tố của phụ nữ sau khi vượt cạn có sự chuyển biến rõ rệt. Tình trạng này đã xuất hiện từ khi chị em mang thai, chủ yếu nồng độ estrogen thấp dẫn tới đêm bạn thường bị tăng nhiệt độ, bốc hỏa, khó ngủ. Sau sinh cơ thể chưa phục hồi, chức năng của buồng trứng và tử cung cũng chưa bình ổn nên khả năng điều tiết hormone còn rối loạn không chỉ ảnh hưởng đến chu kì kinh nguyệt mà còn thấy rõ trong triệu chứng khó ngủ, trằn trọc hàng đêm.
2. Đổ mồ hôi vào ban đêm
Nguyên nhân của mất ngủ sau sinh là do chị em thường bị đổ mồ hôi vào đêm. Đây là hệ quả của hormone sau sinh chưa được cân bằng. Chị em sẽ cảm thấy nóng bức vào đêm, đổ mồ hôi, từ đó dẫn tới khó ngủ.
3. Bất ổn tâm lý sau sinh
Thêm một lý do mất ngủ sau sinh nữa là bạn bị stress, áp lực vì chuyện chăm con, cân nặng sau sinh… dẫn đến thần kinh luôn căng thẳng. Nhất là khi em bé có thể quấy khóc dạ đề, người thân chưa thực sự quan tâm chăm sóc hoặc tạo áp lực về cân nặng của trẻ lên người mẹ sẽ càng khiến tâm lý bất ổn. Phụ nữ sau sinh dễ bị tổn thương, dễ khóc buồn, tủi thân lâu ngày dẫn tới trầm cảm làm rối loạn giấc ngủ, ngủ không yên.
4. Cho bé bú
Mất ngủ sau sinh cũng có thể do bạn phải thức dậy cho con ăn đêm. Điều này thường xảy ra vài tháng sau sinh hoặc cũng kéo dài cả năm nếu bé có thói quen ăn đêm. Bạn phải thức dậy rồi không ngủ lại được nữa.
8 cách trị mất ngủ sau sinh đơn giản nhất
Chữa mất ngủ sau sinh không khó, bạn nên tham khảo một vài cách dễ làm dưới đây:
1.Hãy ngủ khi bé ngủ
Bạn nên cố gắng ngủ theo giấc của bé
Thường các chị em có suy nghĩ con ngủ thì tranh thủ làm việc nhà. Nhưng lời khuyên cho bạn là hãy cố ngủ cùng con để có được những giấc ngủ ngắn phục hồi cơ thể trước. Nhưng ngủ ngắn ban ngày có thể sẽ khiến bạn ngủ không sâu vào ban đêm, bù lại cơ thể đỡ mệt mỏi hơn. Đây chỉ là biện pháp tạm thời, không nên duy trì lâu.
2. Đi ngủ sớm
Mẹo chữa mất ngủ sau sinh là bạn nên đi ngủ sớm. Bé ngủ rồi bạn đừng thức xem phim hay “buôn” điện thoại, lướt Facebook mà nên tắt các thiết bị điện tử, tắt đèn để ngủ. Nếu bạn khó vào giấc hãy thử đọc một cuốn sách nuôi dạy con vừa hữu ích vừa dễ ngủ hơn.
3. Chia sẻ công việc
Mất ngủ sau sinh cũng giảm rõ rệt nếu bạn ít bị áp lực. Bạn có thể nhờ chồng hoặc người thân chăm sóc bé cùng. Những việc đơn giản như thay tã cho con, tắm cho bé, cho bé ăn bình… ai cũng có thể làm được. Điều này cũng giúp cải thiện tâm trạng và cho bạn giấc ngủ ngon hơn.
4. Tìm hiểu thói quen của bé
Trẻ thường thức dậy nhiều vào ban đêm, nhưng sau đó lịch sinh hoạt của con sẽ thay đổi, bé có xu hướng ngủ cả đêm mà không cần ăn. Bạn nên tham khảo các cách cắt ăn đêm cho bé để dạ dày của con được nghỉ ngơi, cơ thể của bé cũng phát triển tối đa về chiều cao nếu được ngủ sâu giấc. Điều này tốt cho cả bạn và con.
5. Hạn chế căng thẳng tâm lý
Chữa mất ngủ sau sinh tốt nhất là hạn chế những điều làm bạn stress. Bạn phải suy nghĩ về cân nặng của con, về những bất đồng trong quan điểm chăm con… Hãy cố gắng loại bỏ những áp lực đó bằng cách chia sẻ nhiều hơn, nghe nhạc, đọc sách để hiểu về cơ thể trẻ. Giấc ngủ ngon sẽ đến khi tâm lý thoải mái.
6. Không dùng caffeine
Chất kích thích luôn có hại cho cơ thể. Dù bạn yêu thích café đến mấy cũng không nên dùng khi đang cho bé bú, vừa ảnh hưởng giấc ngủ vừa không tốt cho con.
7. Tắt tất cả thiết bị điện tử trước khi ngủ
Sóng điện thoại khiến bạn khó ngủ
Giải pháp chữa mất ngủ sau sinh nữa là bạn hãy loại bỏ hết máy tính, điện thoại, ti vi trong phòng ngủ của mình. Các thiết bị này vừa không tốt cho giấc ngủ của bạn vừa gây hại cho não bộ của con.
8. Tập thể dục nhẹ nhàng
Bạn chỉ cần vận động tay chân nhẹ nhàng, tập hít thở, ngồi thiền… đều khiến tâm trạng tốt hơn, cơ thể được vận động nhiều hơn, ngủ ngon giấc hơn. Nhưng hãy nhớ tập vài tiếng trước khi ngủ nhé.
Xem thêm: Vì sao phụ nữ tiền mãn kinh có nguy cơ bị mất ngủ?
Điều trị mất ngủ sau sinh bằng các loại thảo dược
Điều trị mất ngủ sau sinh theo khuyến cáo của bác sĩ là không thể sử dụng các loại thuốc Tây y, thuốc an thần vì bạn đang cho con bú. Các loại thuốc này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa, gây mất sữa, thậm chí gây hại cho hệ thần kinh của trẻ.
Theo Y học cổ truyền, mất ngủ sau sinh là do âm huyết không đầy đủ dẫn đến suy nhược cơ thể, huyết khí bị tổn thương. Chữa bệnh mất ngủ ở phụ nữ sau sinh cần phải bổ tâm tỳ, an thần, tư âm giáng hỏa (hạn chế bốc hỏa), điều hòa tràng vị (làm cho hệ tiêu hóa tốt lên).
Dưỡng tâm minh giúp hỗ trợ trị mất ngủ bằng thảo dược Đông y
Với quan điểm trên, Đông y có rất nhiều bài thuốc từ thảo dược tự nhiên lành tính tốt cho chị em sau sinh mà không lo ngại tác dụng phụ. Sản phẩm Dưỡng tâm minh ứng dụng các thảo dược Táo nhân, Lạc tiên, Lá vông có tác dụng an thần, dễ ngủ đi với các thảo dược Đan sâm, Ngải tượng, Bạch chỉ… hỗ trợ bồi bổ máu, tăng cường tuần hoàn máu não từ đó đem lại giấc ngủ ngon cho bạn.
Điều trị bằng Y học cổ truyền là chữa bệnh từ bên trong cơ thể. Khi khí huyết thông, hệ thần kinh trung ương được thư giãn thì giấc ngủ ngon sẽ đến. Sản phẩm Dưỡng tâm minh được bào chế 100% từ thảo dược tự nhiên và hỗ trợ hiệu quả mang lại giấc ngủ sâu đến với người dùng.
Bên cạnh dùng Dưỡng tâm minh hàng ngày, bạn có thể kết hợp duy trì thói quen uống trà hoa cúc, massage đúng cách, ăn uống khoa học, giải tỏa tâm lý để ngủ ngon, ngủ sâu giấc mỗi ngày.
Dưỡng Tâm Minh – Cho tâm an nhiên, cho thần thư thái
Liên hệ tìm hiểu sản phẩm:
Công ty TNHH dược phẩm Khang Linh
Hotline: 0559.79.5555
-
“Mỗi đêm tôi chỉ ngủ được 2 – 3 tiếng. Chỉ nghe tiếng động nhỏ...
-
Sản phẩm Dưỡng Tâm Minh được bào chế từ các dược liệu, giúp dưỡng tâm,...
-
Dưỡng Tâm Minh được tinh chiết từ các dược liệu giúp dưỡng tâm an thần,...
-
Chào đón tháng 8, Dưỡng Tâm Minh khởi động chương trình “Hè rực rỡ, quà...
-
Dưỡng Tâm Minh mang lại hiệu quả giúp dưỡng tâm, an thần, trị mất...