Mất ngủ cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm nào?

09:36 Ngày 19/06/2020
Mất ngủ khiến não bộ không được thư giãn, gan thận không thực hiện được chức năng đào thải chất độc ra ngoài cơ thể. Mất ngủ lâu ngày sẽ dẫn đến rất nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.

1. Mất ngủ là bệnh gì?

Một giấc ngủ ngon sẽ khiến tinh thần sảng khoái, cơ thể được nghỉ ngơi và tái tạo năng lượng cho ngày mới. Thời gian ngủ trung bình của người trưởng thành là khoảng 7 – 8 giờ mỗi đêm, người cao tuổi khoảng 5-6 giờ/ đêm. Khi bạn ngủ ít hơn thời gian này, cơ thể mệt mỏi sau khi thức dậy, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc là những biểu hiện của bệnh mất ngủ.

Mất ngủ trở thành bệnh lý khi tình trạng này lặp đi lặp lại trong thời gian dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến lao động, sinh hoạt hàng ngày.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh mất ngủ là gì?

Một số dấu hiệu điển hình của bệnh mất ngủ như sau:

- Khó ngủ, trằn trọc không ngủ được.

- Thức giấc đột ngột, khó ngủ trở lại.

- Dậy quá sớm và không thể ngủ thêm.

- Thức dậy trong uể oải, mệt mỏi, không tỉnh táo.

- Cảm thấy luôn buồn ngủ nhưng không ngủ được.

Nếu bạn nhận thấy tình trạng trên kéo dài cần lập tức đi khám để được tư vấn điều trị sớm nhất.

3. Nguyên nhân gây nên bệnh mất ngủ là gì?

Mất ngủ thường do rất nhiều nguyên nhân gây nên như:

- Do stress, tâm lý căng thẳng quá độ.

- Do sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, rượu bia…

- Do ăn uống quá độ ngay trước lúc ngủ.

- Do những yếu tố môi trường tác động như ngủ trong điều kiện nhiều ánh sáng, tiếng ồn, phòng ngủ bí bách, nhiệt độ cao, nóng hoặc quá lạnh…

- Do những yếu tố bệnh lý về thần kinh, tiêu hóa, đau xương khớp… đều khiến người bệnh khó ngủ.

mat-ngu-1

Tổng hợp một số nguyên nhân gây mất ngủ

4. Mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

Mất ngủ mãn tính thường kéo dài và rất khó được điều trị. Người mất ngủ mãn tính có thể là biểu hiện của những bệnh lý dưới đây:

- Bệnh dị ứng: Người mắc dị ứng viêm mũi hay nghẹt mũi thường khó ngủ vì triệu chứng khó chịu kéo dài vào ban đêm, khiến khó thở, mất ngủ.

- Bệnh xương khớp: Những cơn đau đớn xương khớp thường diễn ra nặng nề hơn vào ban đêm khiến người bệnh không ngủ được.

- Bệnh tim mạch: Mất ngủ và bệnh tim mạch có mối quan hệ song hành với nhau. Người mắc bệnh tim thường khó thở khi nằm xuống dẫn đến ngủ không yên giấc. Người mất ngủ lâu ngày cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch do hệ tuần hoàn phải làm việc nhiều hơn.

- Bệnh lý về tuyến giáp: Người mất ngủ có thể do ảnh hưởng của tuyến giáp khiến hormone trong cơ thể bị biến động, làm khó ngủ, trằn trọc không yên.

- Bệnh về hệ tiêu hóa: Người mắc bệnh đau dạ dày, trào ngược dạ dày đều khiến dễ bị ợ nóng, đau bụng vào ban đêm gây khó ngủ.

- Bệnh về nội tiết: Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh đều khó ngủ hơn người bình thường do nội tiết tố sụt giảm dẫn đến bốc hỏa vào ban đêm, người nóng, chuột rút… gây khó ngủ.

- Bệnh lý về thần kinh: Mất ngủ có thể do những căn bệnh trầm cảm, rối loạn âu lo, căng thẳng quá độ, thần kinh suy nhược. Mất ngủ lâu ngày còn khiến các bệnh lý này trầm trọng hơn.

Như vậy, mất ngủ có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý khác nhau. Mất ngủ không chỉ khiến tinh thần uể oải, cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt mà còn gây nên rất nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Bạn nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị sớm.

5. Một số biện pháp điều trị mất ngủ

Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ như:

- Loại bỏ nguyên nhân gây mất ngủ: Bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây mất ngủ là gì, chẳng hạn như bạn có dùng chất kích thích gây khó ngủ không, có ăn quá nhiều vào buổi tối không, bạn có đang bị stress quá mức không… Những yếu tố này có thể tự điều chỉnh được bằng chế độ sinh hoạt lành mạnh hơn để cải thiện giấc ngủ.

- Tạo môi trường ngủ thoải mái: Bạn nên thư giãn trước khi ngủ bằng cách đọc sách hay nghe nhạc. Ngủ trong môi trường hoàn toàn tối, không có ánh đèn, không có tiếng ồn, sạch sẽ, thoáng mát đều giúp bạn ngon giấc hơn.

- Điều trị bằng thuốc Tây y: Các loại thuốc Tây y điều trị mất ngủ cần được tư vấn kĩ càng bởi bác sĩ chuyên khoa. Bạn tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc an thần hỗ trợ giấc ngủ vì chúng có nhiều tác dụng phụ như khiến lệ thuộc vào thuốc, gây nên ảo giác, trầm cảm…

- Điều trị bằng thảo dược tự nhiên: Hiện nay điều trị mất ngủ bằng thảo dược của Y học cổ truyền là phương pháp an toàn được nhiều người lựa chọn nhất. Những thảo dược quen thuộc như lạc tiên, lá vông, tim sen, hoa nhài… đều hỗ trợ ngủ ngon mà không gây bất kì tác dụng phụ nào với người dùng.

Xem thêm: 5 bài thuốc "vàng" trong điều trị mất ngủ theo quan điểm của Đông y

Dưỡng tâm minh – Đồng hành cùng giấc ngủ ngon

mat-ngu-2

Dưỡng tâm minh giúp an thần dễ ngủ

Dưỡng tâm minh là sản phẩm được bào chế hoàn toàn từ những thảo dược tự nhiên của Đông y, có tác dụng:

- Hỗ trợ an thần, ngủ ngon, ngủ sâu giấc.

- Tăng cường bồi bổ máu huyết cho cơ thể.

- Loại bỏ những triệu chứng đau đầu, thiếu máu lên não.

- Cải thiện chức năng hệ thần kinh trung ương.

Thành phần của Dưỡng tâm minh được chia làm 2 nhóm:

- Nhóm thảo dược an thần, gây ngủ như: Lạc tiên, Táo nhân, Lá vông.

- Nhóm dược liệu bồi bổ máu huyết và tốt cho thần kinh, não bộ như: Xuyên khung, Xuyên chi, Ngưu tất nam, Bạch chỉ…

Dưỡng tâm minh bào chế các thảo dược bằng công nghệ hiện đại, đem lại hiệu quả cao và an toàn tuyệt đối với người sử dụng.

 

Tags: Bệnh mất ngủ , Điều trị bệnh mất ngủ
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI