Mất ngủ mãn tính: Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết

02:29 Ngày 10/06/2020
Mất ngủ mãn tính xảy ra khi mất ngủ thường xuyên kéo dài gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tim mạch nếu không được điều trị kịp thời.

Mất ngủ mãn tính là gì?

Tình trạng mất ngủ được chia làm 2 cấp độ:

-   Mất ngủ cấp tính: Là tình trạng mất ngủ ngắn hạn, hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe.

-   Mất ngủ mãn tính: Là bệnh lý khi mất ngủ kéo dài trên 1 tháng khiến cơ thể mệt mỏi, đầu óc khó tập trung, dễ căng thẳng và còn gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

Thống kê cho thấy khoảng 15 % dân số mất ngủ mãn tính thường xuyên. Đây được coi là dạng bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, sinh hoạt và sức khỏe nên không thể coi thường.

Mất ngủ mãn tính nguyên nhân do đâu?

Nguyên nhân mất ngủ mãn tính bao gồm:  

-  Mất ngủ do bệnh xương khớp:

Mất ngủ mãn tính do bệnh xương khớp chủ yếu gặp ở người lớn tuổi. Người bệnh đau nhức xương khớp, thoái hóa đốt sống cổ, loãng xương… thường đau nhiều về đêm gây mất ngủ trầm trọng.

-  Mất ngủ do bệnh về tim mạch:

Những người mắc bệnh cao huyết áp, suy tim, đau tim… đều cảm thấy khó thở khi nằm dẫn tới mất ngủ.

- Mất ngủ do bệnh đường hô hấp:

Mất ngủ mãn tính cũng là căn bệnh phổ biến ở người mắc giãn phế quản, hen phế quản. Ban đêm họ thường ho nhiều hơn, khó thở hơn nên giấc ngủ bị ảnh hưởng nhiều.

-  Mất ngủ do bệnh đường tiêu hoá:

Người mắc bệnh dạ dày, viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa thường ợ hơi, ợ nóng về đêm, trằn trọc do bụng sôi, đau bụng… dẫn tới khó ngủ.

-   Mất ngủ do bệnh lý về thận:

Mất ngủ mãn tính cũng là căn bệnh mà người mắc sỏi thận, viêm đường tiết niệu… gặp phải do thường xuyên phải thức dậy đi tiểu giữa đêm.

-  Mất ngủ do bệnh lý thần kinh:

Người thường xuyên lo âu quá mức, trầm cảm, suy nhược thần kinh thường có xu hướng ngủ ít hoặc không ngủ.

-   Mất ngủ do những tác động môi trường:

Người ngủ trong căn phòng bí bách, chật chội, nhiều tiếng ồn, nhiều ánh sáng, giường đệm không thoải mái… đều dẫn đến khó ngủ.

-   Mất ngủ do chế độ ăn uống không hợp lý:

Mất ngủ mãn tính cũng có thể do ăn quá no trước khi ngủ, uống rượu bia, chất kích thích thường xuyên, thậm chí uống nhiều nước ngay sát giờ ngủ cũng khiến chất lượng giấc ngủ giảm sút.

-  Mất ngủ do thay đổi hormone:

Bạn gái bước độ tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, sinh con hay độ tuổi mãn kinh đều gặp phải sự thay đổi lượng hormone trong cơ thể gây khó ngủ.

mat-ngu-1

Một số thống kê nguyên nhân gây mất ngủ

Triệu chứng bệnh mất ngủ mãn tính

Mất ngủ mãn tính khiến bạn thường phải đối mặt với những biểu hiện sau:

-   Khó ngủ, trằn trọc không ngủ được dù rất muốn ngủ.

-   Dễ tỉnh giấc giữa đêm nhưng rất khó ngủ lại.

-  Thức dậy quá sớm, ngủ không đủ.

-   Sáng dậy luôn cảm thấy thiếu ngủ, cơ thể mệt mỏi.

-  Ban ngày luôn uể oải, thèm ngủ nhưng đêm không ngủ được.

Những triệu chứng trên lâu ngày sẽ khiến bạn gặp phải những vấn đề như: đau đầu, căng thẳng ngay sau khi ngủ dậy, tâm lý dễ cáu gắt, khó tập trung vào công việc, suy giảm trí nhớ trầm trọng. Ngoài ra mất ngủ còn là nguyên nhân dẫn tới những căn bệnh về tim mạch, thần kinh, trầm cảm khác. Vì vậy ngay khi nhận thấy những bất thường trong giấc ngủ bạn nên tới cơ sở y tế để được tư vấn điều trị kịp thời.

Chẩn đoán bệnh mất ngủ mãn tính

Mất ngủ mãn tính sẽ được chẩn đoán dựa trên những yếu tố sau:

-   Bạn có thói quen ngủ như thế nào?

-   Môi trường phòng ngủ của bạn ra sao?

-    Bạn có đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh lý gì không?

-    Chế độ ăn uống của bạn như thế nào?

-   Bạn có gặp các vấn đề về tâm lý, thần kinh không?

Dựa vào những tham vấn trên bác sĩ sẽ kết luận bạn mất ngủ do đâu và đưa ra những biện pháp điều trị thích hợp nhất.

Xem thêm: 10 cách để ngủ ngon giấc đánh bay mệt mỏi mỗi sáng thức dậy

Điều trị mất ngủ mãn tính như thế nào?

Dưới đây là 3 cách điều trị mất ngủ mãn tính phổ biến nhất hiện nay:

-    Áp dụng liệu pháp tâm lý:  

Phương pháp này giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ rất nhiều. Bạn nên thư giãn trước khi ngủ bằng cách đọc sách hoặc nghe nhạc. Ngoài ra những bài tập dưỡng sinh đơn giản, yoga hàng ngày, ngồi thiền cũng giúp bạn ngủ ngon hơn nhiều.

Luôn giữ tâm trạng thoải mái, không mang công việc về nhà, không stress căng thẳng quá độ, lạc quan vui vẻ là cách tốt nhất để chữa mất ngủ.

-   Dùng thuốc Tây y trị mất ngủ:

mat-ngu-2

Thuốc ngủ gây tác dụng phụ tai hại với sức khỏe

Tây y có nhiều loại thuốc an thần, thuốc bình thần, thuốc chống trầm cảm… đều có tác dụng đem lại giấc ngủ ngon tức thời. Tuy nhiên, các loại thuốc này đều gây tác dụng phụ là gây lệ thuộc vào thuốc, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, ảo giác nếu dùng quá liều lượng hoặc dùng trong thời gian dài.

Sử dụng thuốc Tây y không có tác dụng chữa mất ngủ lâu dài, và cần được sự tham vấn cụ thể của bác sĩ chuyên môn.

-  Chữa mất ngủ mãn tính bằng Đông y:

Mất ngủ mãn tính được đẩy lùi nhờ sự kết hợp các loại thảo dược giúp hoạt huyết, bổ não, dưỡng huyết, từ đó chữa mất ngủ từ bên trong cơ thể. Đây là quan điểm điều trị của Y học cổ truyền từ hàng ngàn năm nay, không gây tác dụng phụ, an toàn cho người bệnh.

mat-ngu-3

Dưỡng tâm minh mang lại giấc ngủ ngon từ thảo dược

Những thảo dược trị mất ngủ quen thuộc nhất trong Đông y là: Lạc tiên, Lá vông, Táo nhân. Sản phẩm Dưỡng tâm minh được bào chế chủ yếu từ các dược liệu tự nhiên này, gia giảm thêm những thảo dược quý trong việc hỗ trợ tăng cường chức năng tuần hoàn máu não, tăng cường sức đề kháng, hoạt huyết như: Bạch chỉ, Xuyên khung, Xuyên chi, Ngưu tất nam… Tất cả được chiết xuất thành dạng viên nang mềm theo tỉ lệ đã được nghiên cứu cụ thể, Bộ Y tế công nhận và cho lưu hành trên toàn quốc.

Dưỡng tâm minh cải thiện giấc ngủ, đem lại giấc ngủ ngon và sâu cho người mắc bệnh mất ngủ mãn tính hiệu quả. Bên cạnh việc dùng Dưỡng tâm minh mỗi ngày, bạn nên phối hợp tạo môi trường ngủ yên tĩnh, thoải mái, ít tiếng ồn, xây dựng lịch thức – ngủ khoa học, thiết lập chế độ ăn hợp lý và luyện tập thể dục nhẹ nhàng để ngủ ngon mỗi ngày.

Dưỡng Tâm Minh – Cho tâm an nhiên, cho thần thư thái

Liên hệ tìm hiểu sản phẩm:

Công ty TNHH dược phẩm Khang Linh

Hotline: 0559.79.5555

Tags: Bệnh mất ngủ , Nguyên nhân gây mất ngủ , Điều trị bệnh mất ngủ
ĐĂNG KÝ GẶP DƯỢC SỸ
Bài đọc nhiều nhất
KẾT NỐI VỚI CHÚNG TÔI